Sử dụng dễ dàng, cho kết quả nhanh chóng là những gì mà các phụ huynh nhận thấy ở sản phẩm nhiệt kế điện tử đo nhiệt độ tai. Song nhiệt kế đo tai liệu có cho kết quả chính xác không và phải đo như thế nào mới đúng, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Nhiệt kế đo tai không chỉ là thiết bị y tế chuyên dụng tại các bệnh viện mà nó còn có mặt ở hầu khắp các tủ thuốc trong mỗi gia đình. Sản phẩm cho biết tình trạng sức khỏe của bạn và các thành viên một cách tin cậy nhất. Nhiệt độ tai bình thường ở người lớn là 37.5 độ C.
Tại sao nên sử dụng nhiệt kế điện tử đo nhiệt độ tai?
Nhiệt kế đo tai có 2 loại là nhiệt kế điện tử và nhiệt kế tia hồng ngoại, chúng được thiết kế cầm tay với kích thước nhỏ gọn, đầu dò linh hoạt và hiển thị nhiệt độ chỉ sau vài giây. Bạn có thể mua sản phẩm tại các nhà thuốc, cửa hàng y tế cũng như đại lý phân phối thiết bị y tế chính hãng như Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thiết Bị Y Tế Hà An Phát.
Các nghiên cứu đã cho thấy, tai là nơi lý tưởng để đo lường nhiệt độ vì tai phản ánh cốt lõi nhiệt độ trong cơ thể. Một số vị trí đo khác như nách, miệng, trực tràng có vẫn còn có nhược điểm :
- Miệng: Nhiệt độ cơ thể sẽ bị ảnh hưởng bởi quá trình ăn uống, bạn đặt nhiệt kế không chính xác, thở bằng miệng hoặc những người không có khả năng đóng mở miệng sẽ khiến cho kết quả bị chênh lệch.
- Trực tràng: Nhiệt độ tại trực tràng thường tụt hậu đáng kể so với nhiệt độ trong cơ thể và thay đổi nhanh theo thời gian. Bạn cũng sẽ nhận thấy việc mất vệ sinh khi dùng nhiệt kế kẹp vào hậu môn, đặc biệt là có nguy cơ lây nhiễm chéo.
- Nách: Do tác động của mồ hôi và các vết bẩn nên đo nhiệt độ tại nách không phản ánh nhiệt độ cơ thể chính xác nên bạn sẽ phải cộng thêm từ 0.5 – 0.7 độ C khi đo nhiệt độ nách.
Sự chênh lệch nhiệt độ đối với các vị trí đo như sau:
- Hậu môn: nhiệt độ cơ sở
- Nách: thấp hơn 0.7 độc C so với nhiệt độ hậu môn
- Tai: thấp hơn 0.5 độ C so với nhiệt độ hậu môn
- Miệng: thấp hơn 0.5 độ C so với nhiệt độ hậu môn
Khi nào nên sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ tai?
Nếu tai bạn bị nhiễm bẩn, chưa được làm sch thì nhiệt kế sẽ cho kết quả đo không chính xác hoặc thấp hơn so với nhiệt độ thực tế.
Do vậy bạn cần kiểm tra tai của mình trước khi đo hoặc không sử dụng trong trường hợp tai bị đau, nhiễm trùng, viêm tai hoặc mới phẫu thuật tai.
Khi đo, nhớ chú ý:
- Giữ nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ phòng trong cùng một môi trường, không đo khi vừa ở ngoài đường về, vừa tắm hay ở trong phòng điều hòa, tốt nhất là nghỉ ngơi 20-30 phút trước khi đo.
- Vệ sinh đầu màng bọc và đầu đo hồng ngoại cẩn thận.
- Giữ gìn nhiệt kế đo nhiệt độ tai trong môi trường thoáng mát để tránh làm hỏng nhiệt kế.